Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

02:58 Ngày 17/09/2020
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một trong những căn bệnh đe dọa khả năng sinh sản của nam giới nhiều nhất. Nguyên nhân gây bệnh do đâu, cách điều trị như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là bệnh sa đì?

Bệnh sa đì còn có tên gọi là sa tinh hoàn, thoát vị bẹn là bệnh lý xảy ra ở tinh hoàn của nam giới. Cụ thể, đây là tình trạng tinh hoàn đột ngột bị chảy xệ kéo dài hơn so với dương vật. Quan sát khi ngồi xuống sẽ thấy lớp da bìu sẽ co lại và không ôm gọn tinh hoàn.

Bệnh sa đì gặp rất nhiều ở trẻ em do cấu tạo ống phúc tinh mạc. Các bệnh lý về tinh hoàn nên được phát hiện và điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng vô sinh. Đặc biệt, riêng bệnh sa đì có thể khiến tinh trùng bị khuyết tật, sinh lý kém, hoặc không có tinh trùng dẫn đến đe dọa khả năng sinh sản.

hinh-anh-benh-sa-di

Hình ảnh bệnh Sa Đì (bệnh Sa Tinh Hoàn)

2. Nguyên nhân nào gây nên bệnh sa đì?

Bệnh sa đì chủ yếu hình thành do những căn bệnh ở tinh hoàn. Dưới đây là những bệnh lý tinh hoàn thường do những nguyên nhân dưới đây: 

       2.1 Do giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng có búi tĩnh mạch xoắn lại ở tinh hoàn khiến tinh hoàn bị biến dạng, gây đau đớn. Khi búi tĩnh mạch xoắn lại sẽ khiến máu lưu thông kém, tĩnh mạch giãn nở quá mức còn khiến ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục. Người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng đau tức tinh hoàn, khó khăn trong quan hệ tình dục, thậm chí có thể khiến liệt dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu… rất nguy hiểm.

       2.2 Do tràn dịch tĩnh mạch

Tràn dịch tĩnh mạch có thể gây sa tinh hoàn ở nam giới. Đây là tình trạng tĩnh mạch bị tràn ra, làm cho túi tinh bị chảy xệ. Bệnh làm bạn cảm thấy đau nhức vùng tinh hoàn.

       2.3 Do ung thư tinh hoàn

Đây không phải căn bệnh hiếm gặp. Ung thư tinh hoàn khiến các cục cứng hình thành làm tinh hoàn to lên, đau và đương nhiên phần da bìu sẽ trùng xuống, chảy xệ.

       2.4 Do màng tinh hoàn bị tổn thương

Khi màng tinh hoàn bị thương tổn sẽ khiến máu ứ đọng ở tinh hoàn, thậm chí xuất hiện dịch mủ. Bệnh lâu ngày không được điều trị sẽ gây viêm tinh hoàn, búi tinh chảy xệ.

       2.5 Do da bìu quá rộng

Cấu tạo cơ quan sinh dục ở nam giới là phần da bìu sẽ vừa đủ kích thước để ôm gọn  phần tinh hoàn  nhưng cũng có nhiều bệnh nhân phần da bìu này rộng hơn so với túi tinh dẫn đến chảy xệ.

       2.6 Do kích thước tinh hoàn lớn và nhiệt độ tinh hoàn cao

Khi kích thước tinh hoàn lớn cũng gây bệnh sa đì. Đặc biệt khi nhiệt độ tinh hoàn cao sẽ khiến phần bìu chảy xệ rõ rệt. Nhất là những người có thói quen tắm nước nóng, mặc quần áo chật chội tình trạng này càng gia tăng.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh sa đì

Thông thường bệnh sa đì có thể nhận biết bằng mắt thường. Với người khỏe mạnh tinh hoàn sẽ có chiều dài khoảng 4,5 cm và rộng  khoảng 2,5 cm còn người bệnh thì chỉ số trên sẽ lớn hơn. Ngoài ra, người bệnh còn nhận thấy:

       - Biến dạng phần bìu, một bên bìu to lên  thành khối phồng do ở phía trên dồn xuống.

       - Đau ở bộ phận sinh dục, đau gia tăng khi vận động, sờ nắn.

       - Đau tức vùng bụng dưới.

       - Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn.

Tốt nhất khi nhận thấy cơn đau ở vùng sinh dục bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn. Bệnh sa đì không chỉ gây đau đơn thuần mà còn có thể biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản như:

       - Suy giảm chất lượng tinh trùng.

       - Tinh hoàn là nơi tiết ra testosterone – hormone nam tính, khi chúng bị thương tổn sẽ khiến nam giới dễ bị liệt dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục.

       - Ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và tinh trùng.

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để điều trị sớm, tránh vô sinh.

4. Các phương pháp điều trị bệnh sa đì

       4.1 Điều trị nội khoa theo Tây y

Điều trị nội khoa chủ yếu dùng thuốc cải thiện các triệu chứng đau đớn do bệnh gây nên. Phương pháp dùng thuốc chỉ áp dụng cho bệnh nhân nhẹ, trẻ em, người cao tuổi. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý không có loại thuốc Tây nào đặc trị bệnh sa đì, bác sĩ chỉ có thể giúp bạn giảm đau, giảm viêm vùng tinh hoàn chứ không điều trị được tận gốc bệnh lý này.

       4.2 Phương pháp phẫu thuật

Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật thường dùng trong điều trị bệnh sa đì: 

       - Mổ mở: Bác sĩ chuyên khoa sẽ rạch vùng bị bệnh, sau đó phẫu thuật tĩnh mạch rồi bịt kín lại.

       - Mổ nội soi: Bác sĩ sử dụng thiết bị mổ hiện đại không để lại vết sẹo. 

Bệnh sa đì chủ yếu áp dụng mổ cho những bệnh nhân nặng, đau nhiều, không có tinh trùng hoặc ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

       4.3 Điều trị bệnh sa đì bằng thảo dược Đông y

Bệnh sa đì do giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn toàn có thể áp dụng các thảo dược Y học cổ truyền để trị bệnh. Theo quan điểm của Y học cổ truyền, bệnh lý chủ yếu liên quan đến máu huyết, chú trọng lưu thông máu, tăng cường sức bền thành mạch là bệnh sẽ mau chóng khỏi.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm Tĩnh mạch linh được bào chế từ những dược liệu Đông y lành tính, nhiều bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch thừng tinh, sa đì đã sử dụng rất hiệu quả, hiện tượng đau nhức giảm hẳn, xét nghiệm tinh dịch đồ mang lại kết quả như bình thường. 

Dưới đây là chia sẻ của bạn C.V.Đức (26 tuổi, ở Hà Nội) bị giãn tĩnh mạch thừng tinh sử dụng Tĩnh Mạch Linh có tiến triển. Bạn đã đi thăm khám ở nhiều viện, dùng thuốc Tây không khỏi, thậm chí đã phẫu thuật mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh trái vẫn tái phát. 

Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ của C.V.Đức

Giấy ra viện của Đức

Đức chia sẻ bạn cảm thấy rất may mắn vì đã gặp được Tĩnh Mạch Linh, giúp giảm triệu chứng sưng đau bìu và lấy lại tự tin trong cuộc sống:

Bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm Tĩnh Mạch Linh và bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh? Vui lòng liên hệ hotline: 0896.21.7979 để dược sĩ tư vấn cho bạn. 

Tags: Suy giãn tĩnh mạch , Các loại giãn tĩnh mạch khác
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 4.3333333333333/5
Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Điểm trung bình: 4.3 / 5 (3 lượt đánh giá)
Tin tức