Suy giãn tĩnh mạch hậu môn và ảnh hưởng bị trĩ kéo theo
Suy giãn tĩnh mạch hậu môn là bệnh gì?
Suy giãn tĩnh mạch hậu môn hay còn gọi là bệnh trĩ xảy ra khi tĩnh mạch bị xoắn và sưng phồng lên ở hậu môn – trực tràng. Những tĩnh mạch suy giãn ở vùng hậu môn thường xuất hiện thành từng búi, gọi là búi trĩ và thường được phân thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Thế nào là suy giãn tĩnh mạch chân?
Trĩ nội là khi búi trĩ nằm bên trong hậu môn trên đường lược, không có thần kinh cảm giác, ngược lại khi búi trĩ nằm dưới đường lược, có thần kinh cảm giác là trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa trĩ nội và ngoại. Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường có những triệu chứng tiêu biểu như chảy máu khi đại tiện thường là máu tươi, nhỏ giọt, phát hiện khi thấy máu thấm vào giấy vệ sinh, nặng hơn có thể chảy thành tia.
Bên cạnh đó, tĩnh mạch trĩ sưng lên khiến người bệnh đau hoặc khó chịu vùng hậu môn, cảm giác ngứa ngáy hoặc kích thích vùng hậu môn. Bệnh nhân thấy vướng víu, có một búi mềm, căng gần hậu môn, có thể đau hoặc căng to hơn khi đi đại tiện (búi trĩ nội chỉ sa ra ngoài khi đại tiện). Tình trạng chảy máu cứ diễn ra âm thầm, kéo dài khiến nạn nhân không chú ý dần dần sẽ làm bạn bị thiếu máu, chóng mặt, da xanh xao, người nhợt nhạt, mệt mỏi…
Suy giãn tĩnh mạch hậu môn được chia ra làm 4 cấp độ với các biểu hiện nhận biết như sau:
Các cấp độ ảnh hưởng của suy giãn tĩnh mạch hậu môn
- Cấp độ 1: Đau rát khi đi đại tiện, hậu môn ngứa ngáy
- Cấp độ 2: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa ngáy, xung quanh hậu môn ẩm ướt, viêm da, xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài.
- Cấp độ 3: Tĩnh mạch trĩ sa ra ngoài, phình to, gây cảm giác vướng víu, xuất huyết khi đại tiện
- Cấp độ 4: Búi trĩ sa quá mức khỏi hậu môn, xuất huyết trầm trọng, vướng víu, đau rát nhiều hơn do búi trĩ vỡ ra gây viêm loét.
Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hậu môn
Giãn tĩnh mạch hậu môn có thể được phòng ngừa nếu như bạn thực hiện các thói quen sau đây đều đặn và thường xuyên
- Hạn chế các công việc nặng, tránh đứng ngồi lâu hay các động tác làm cho áp lực ổ bụng tăng cao
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, trái cây, rau xanh, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể từ 2-3 lít nước để tránh táo bón, giúp nhuận tràng.
- Hạn chế bia rượu, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
- Tích cực tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, bơi lội, đi bộ… giữ cho tâm lý luôn thoải mái, thư giãn tránh stress kéo dài.
- Tập thói quen đi cầu hàng ngày, trong khi đi vệ sinh cần tránh đọc báo, xem điện thoại.
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn, trực tràng sạch sẽ, mặc đồ lót thấm hút, thông thoáng, không nên mặc các quần áo bó sát.
Xem thêm
Suy giãn tĩnh mạch chân và phương pháp điều trị đông y
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ, QUÀ HẾT CỠ
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “SINH NHẬT KHANG LINH, TƯNG BỪNG QUÀ TẶNG” LÊN ĐẾN 900K
-
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30-4, 1-5 NĂM 2023
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức