Suy giãn tĩnh mạch có tập yoga được không?
Suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không?
Những sai lầm về Yoga và suy giãn tĩnh mạch
Với những người chưa tập Yoga hay có tìm hiểu chưa thấu đáo sẽ nghĩ động tác yoga đòi hỏi độ căng cơ chân nhiều, dễ làm hệ thống tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Một khi hệ thống tĩnh mạch đã bị ảnh hưởng thì không thể là phương pháp tốt cho người suy giãn tĩnh mạch. Ví như động tác yoga trong tư thế toà sen đòi hỏi phải gập gối lâu, hoặc khi ngồi xổm, bắt chéo chân trong thời gian lâu. Việc này sẽ làm ứ đọng máu tại vùng tĩnh mạch chân và gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Từ tất cả những lý do đó, người suy giãn tĩnh mạch tập Yoga sẽ là hết sức khó khăn và có thể sẽ gây những ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh của người bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch có tập yoga được không?
Yoga quả thực là một bộ môn không chỉ mang lại một sức khoẻ tốt, thể lực tốt, sự dẻo dai của cơ thể mà còn cả ý chí và tinh thần kiên nhẫn. Yoga theo tiếng Phạn có nghĩa là sự kết hợp, chính vì thế nguồn gốc và trung tâm của bộ môn này là sự phối hợp cả thể chất và tinh thần của người tập. Không chỉ với những người có bệnh mà ngay cả với người bình thường, yoga cũng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, nhẹ nhàng.
Khi tâm lý thoải mái thì quá trình điều trị bệnh cũng sẽ được hỗ trợ rất nhiều, là tiền đề quan trọng để đẩy lùi tật bệnh. Vì vậy, với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, yoga không những có thể giúp đỡ người bệnh cải thiện sức khoẻ mà còn là một trong số những lựa chọn thích hợp nhất với mọi bệnh nhân.
Vậy tập yoga như thế nào cho hiệu quả. Dưới đây là những gợi ý quan trọng đến từ các chuyên gia đầu ngành để đảm bảo quá trình tập luyện của người bệnh phát huy hiệu quả, không phản tác dụng hay gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ, ngay cả khi người bệnh có hiện tượng căng mỏi, đau nhức vị trí tĩnh mạch suy giãn.
Xem thêm:
Một số bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch:
Bài tập đứng
- Đứng trên mặt sàn hoặc thảm, hai chân dang rộng bằng vai, đưa hai tay phía trước, lòng bàn tay úp, hít vào, hạ gối thở ra.
- Lặp lại 5 - 10 nhịp, kết hợp với hơi thở chậm và đều
- Ngồi xuống, nghỉ ngơi, thư giãn đôi chân.
Bài tập ngồi
- Ngồi lên ghế có chiều cao sao cho khi bạn ngồi lên hai lòng bàn chân chạm mặt đất.
- Đưa chân trái lên trước,sao cho gót chân trái chạm đất, chân phải ra sau sao cho mũi bàn chân chạm đất.
- Siết cơ đùi và giữ tư thế này trong 10 -20s, đồng thời hít thở chậm và đều.
- Đổi chân và lặp lại.
Bài tập nằm
- Nằm sàn và chống hai chân
- Từ từ nâng chân phải lên, duỗi thẳng chân, cách thảm một góc 30 -60 độ.
- Giữ và hít thở đều
- Sau đó đổi chân và lặp lại chân còn lại.
Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập yoga, người suy giãn tĩnh mạch cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tất cả các bệnh nhân đều cần trao đổi cụ thể và rõ ràng với huấn luyện viên Yoga của mình về tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bản thân để huấn luyện viên có thể có phương án đưa ra các bài tập phù hợp với thể lực và tình trạng sức khoẻ hiện tại.
- Duy trì việc tập luyện yoga đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày và không tập các động tác quá sức để tránh phản tác dụng của việc tập luyện.
- Trong Yoga có rất nhiều động tác gập gối, xếp bằng hai chân ngồi thiền… Đây là những động tác sẽ làm cản trở sự lưu thông máu trong lòng tĩnh mạch về tim, làm bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thêm nặng. Vì vậy hãy tránh những động tác này nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết bài tập yoga cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Like page Tĩnh Mạch Linh để cập nhập nhiều tin hay trong ngày: https://www.facebook.com/tinhmachlinh/
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ, QUÀ HẾT CỠ
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “SINH NHẬT KHANG LINH, TƯNG BỪNG QUÀ TẶNG” LÊN ĐẾN 900K
-
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30-4, 1-5 NĂM 2023
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức