Đi bộ là môn thể thao tốt cho bệnh nhân suy van tĩnh mạch ở chân
Tĩnh mạch của chúng ta hoạt động như thế nào?
Như chúng ta đã biết, hệ tĩnh mạch là hệ thống mạch dạng hình ống. Trong lòng tĩnh mạch chân bao giờ cũng có các van nhỏ làm nhiệm vụ giữ cho máu chảy theo đúng chiều về tim.
Khi cơ thể đứng thẳng, máu muốn chảy về tim phải thắng được trọng lực tác động lên cơ thể, các bó cơ ở chân sẽ ép vào hệ tĩnh mạch chân và hoạt động nhịp nhàng của hệ thống van để đưa máu về tim. Khi cơ chân co, các van tĩnh mạch mở ra. Khi cơ chân thả lỏng, các van đóng lại.
Suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng bệnh lý khi các van không đóng mở đúng theo nguyên lý. Khi đó, máu chảy ngược theo chiều hở của van tĩnh mạch làm ứ đọng máu, lưu thông kém và tăng áp lực lên thành tĩnh mạch.
Quá trình tích tụ máu kéo dài làm gia tăng ngày càng lớn áp lực lên thành tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, tĩnh mạch bắt đầu giãn phồng. Vì vậy, các phương pháp điều trị hay hỗ trợ điều trị được cho là nên áp dụng nếu có thể giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Đi bộ - Nên hay không nên với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Khi được hỏi về các thói quen sinh hoạt của nhiều bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy một tình trạng chung, đặc biệt với các bệnh nhân mà triệu chứng sưng, đau đã xuất hiện trên chân làm họ không còn muốn đi lại, vận động hay làm bất cứ điều gì chứ chưa nói tới đi bộ thể dục. Nhiều người bệnh lo ngại rằng, việc đi lại có thể làm chân mỏi, bệnh cũng thế mà trầm trọng hơn.
Nhưng thực tế mối quan hệ của quá trình đi bộ và việc đưa máu về tim diễn ra khăng khít với nhau. Ở tư thế đứng thẳng, 2 chân chạm đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch.
- Khi gót chân nhấc lên cao, máu từ đám rối Bejar ở phía gót chân và lòng bàn chân sẽ đẩy máu lên các tĩnh mạch sâu ở cẳng chân.
- Khi cơ cẳng chân co, máu đồng thời được đẩy về tĩnh mạch đùi
- Cứ như vậy, mỗi bước đi và hoạt động của đôi chân khi đi bộ góp phần quan trọng trong quá trình đưa máu về tim để tái tạo máu mang đi khắp cơ thể.
Như vậy, việc đi bộ. sẽ giúp quá trình bơm máu về tim diễn ra tốt hơn, làm giảm áp lực lên thành mạch và từ đó cũng góp phần tích cực cho quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch của bệnh nhân. Nhưng tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, tình trạng bệnh mà người bệnh thiết lập thời gian đi bộ phù hợp, tránh hoạt động quá sức chịu đựng của đôi chân sẽ có nguy cơ phản tác dụng, khiến bệnh nặng hơn.
Đặc biệt với các bệnh nhân bệnh đã tiến triển nặng, chân sưng to, có hiện tượng lở loét, người bệnh nên hạn chế đi lại, luôn kê cao chân và có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị để giảm đau đớn, ngăn ngừa quá trình lở loét lan rộng.
Đi bộ kết hợp sử dụng Tĩnh Mạch Linh sẽ giúp cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch rõ rệt
Tĩnh Mạch Linh - giải pháp hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
Hãy bắt đầu đi bộ từ những quãng ngắn với cường độ thấp để cơ thể và đôi chân quen với hoạt động này, sau đó có thể tăng dần thời gian, quãng đường cũng như tốc độ di chuyển nếu cảm thấy phù hợp với thể lực người bệnh.
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày có nguy cơ loét chân cao hơn nhóm bệnh nhân duy trì đều đặn hoạt động đi bộ trên 10 phút mỗi ngày. Do đó, hãy dành thời gian cho hoạt động này và có kế hoạch thực hiện đều đặn, hiệu quả để có được những ảnh hưởng tích cực tới bệnh. Và kết hợp cùng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh bệnh nhân sẽ nhanh chóng lấy lại đôi chân khỏe mạnh và thẩm mỹ cho đôi chân của bạn.
Lưu ý: Bạn cũng nên biết về chế độ dinh dưỡng cho chính bản thân mình. Đâu là thực phẩm nên ăn và đâu là thực phẩm cần kiêng. Xem chi tiết tại: Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Hãy nhấp vào TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA nếu bạn cần tư vấn bất kỳ vấn đề nào về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ, QUÀ HẾT CỠ
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “SINH NHẬT KHANG LINH, TƯNG BỪNG QUÀ TẶNG” LÊN ĐẾN 900K
-
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30-4, 1-5 NĂM 2023
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức