Sự khác nhau giữa giãn tĩnh mạch chân và viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
11:10 Ngày 23/09/2019
Suy giãn tĩnh mạch chi và viêm tắc động mạch chi dưới là hai căn bệnh thường gặp ở vùng tĩnh mạch rất dễ gây nhầm lẫn. Dựa vào một số dấu hiệu điển hình, bạn hoàn toàn có thể tự phân biệt được hai bệnh lý này.
Suy giãn tĩnh mạch mạng nhện
70% người mắc các bệnh về tĩnh mạch không biết mình đang mang bệnh cho đến khi đi thăm khám, đặc biệt suy giãn tĩnh mạch chân rất dễ nhầm lẫn với viêm tắc động mạch chi dưới.
Hãy chú ý những triệu chứng quen thuộc của hai bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe của chính bạn:
Nói về suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân (còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, suy van tĩnh mạch chi dưới), là căn bệnh chỉ sự suy giảm chức năng của tĩnh mạch chân, chủ yếu là do van tĩnh mạch không còn đóng mở tự động để đưa máu từ chân quay trở lại tim được nữa. Tình trạng này lâu ngày sẽ dẫn đến ứ đọng khiến tĩnh mạch chân nổi to, đau đớn và phù nề chân, thậm chí có thể gây lở loét, hoại tử mô.
Người mắc suy giãn tĩnh mạch thường có các biểu hiện như sau:
- Đau nhức mỏi chân, nặng chân, tê chân… đặc biệt đau hơn vào buổi chiều tối.
- Hiện tượng phù chân, chân tê cứng, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân và bàn chân.
- Cảm giác tương tự như kiến bò, chuột rút thường xuyên vào ban đêm.
- Tĩnh mạch nhỏ nổi li ti trên vùng mắt cá chân, bắp chân, tĩnh mạch nông giãn to dưới chân.
Suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được điều trị sẽ dẫn tới các biến chứng: nhẹ thì gây chàm da, lở loét chân, nặng thì gây chảy máu, viêm tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu… đều là những căn bệnh nguy hại tới sức khỏe.
Còn viêm tắc động mạch chi dưới
Viêm tắc động mạch chi dưới là căn bệnh hình thành do lòng động mạch bị hẹp hoặc tắc. Bệnh thường hình thành ở vùng chậu, khoeo chân, cẳng chân, đùi, bàn chân do xơ biến chứng từ xơ vữa động mạch, viêm nội mạc động mạch dẫn tới máu di chuyển xuống vùng chi dưới bị hạn chế.
Viêm tắc động mạch chi dưới
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tắc động mạch chi dưới như sau:
- Hiện tượng đau mỏi, co cứng bắp chân, đùi, mông khi hoạt động chi dưới khiến người bệnh phải đột ngột dừng lại nghỉ ngơi rồi mới có thể tiếp tục vận động.
- Tình trạng vừa đi từng bước nhỏ thì đã phải dừng lại mà bàn chân, ngón chân vẫn tiếp tục đau nhức.
- Bàn chân và ngón chân đau nhức thường xuyên.
- Bệnh nhân mỏi mệt, mất ngủ vì sưng nhức chân.
- Thay đổi màu sắc ở chân thay đổi, tím tái, sờ vào chân thấy lạnh.
- Viêm loét da, hoại tử ngón chân, căng cứng chân, ngay cả khi uống thuốc giảm đau cũng không thể giảm.
Thông thường, viêm tắc động mạch chi dưới thường rất khó phát hiện, bệnh nhân thường nhận thấy các dấu hiệu nặng mới đi khám và chẩn đoán bệnh.
Kết luận :
Bệnh | Suy giãn tĩnh mạch chân | Viêm tắc mạch chi |
Vị trí | Ở chân | Ở chân |
Triệu chứng | Đau nhức mỏi chân, nặng chân, tê chân… đặc biệt Đau hơn vào buổi chiều tối. - Hiện tượng phù chân, chân tê cứng, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân và bàn chân. - Cảm giác tương tự như kiến bò, chuột rút thường xuyên vào ban đêm. - Tĩnh mạch nhỏ nổi li ti trên vùng mắt cá chân, bắp chân, Tĩnh mạch nông giãn to dưới chân. |
Hiện tượng đau mỏi, co cứng bắp chân, đùi, mông khi hoạt động chi dưới khiến người bệnh phải đột ngột dừng lại nghỉ ngơi rồi mới có thể tiếp tục vận động |
Chuẩn đoán bệnh | Suy giãn tĩnh mạch chân bệnh nhân cũng phải khi đau nặng thì bệnh nhân mới đi khám và được chuẩn đoán bị bệnh | Thông thường, viêm tắc động mạch chi dưới thường rất khó phát hiện, bệnh nhân thường nhận thấy các dấu hiệu nặng mới đi khám và chẩn đoán bệnh. |
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, ngay từ khi nhận thấy biểu hiện đau nhức vùng bắp chân, tĩnh mạch nổi lên cao, bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Tĩnh Mạch Linh là sản phẩm được bào chế từ thảo dược Y học cổ truyền, có tác dụng tăng cường sức bền của thành mạch, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Tĩnh Mạch Linh được Bộ Y tế cấp phép ban hành trên toàn quốc, đem lại tin vui cho những người mắc suy giãn tĩnh mạch, tê bì chân tay, viêm tắc mạch máu…
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Sự khác nhau giữa giãn tĩnh mạch chân và viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Điểm trung bình: 0 / 5
(0 lượt đánh giá)
Bài viết khác:
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN, TẶNG QUÀ KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP SINH NHẬT KHANG LINH
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “TRI ÂN, CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI KHÁCH HÀNG NĂM 2023 CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2024”
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HÈ RỰC RỠ, QUÀ HẾT CỠ
-
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH “SINH NHẬT KHANG LINH, TƯNG BỪNG QUÀ TẶNG” LÊN ĐẾN 900K
-
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30-4, 1-5 NĂM 2023
Xem thêm
-
Phòng và điều trị tê chân tê tay theo Y học cổ truyền
Tê bì chân tay là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc... -
Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch khác nhau như thế nào?
10 cách đơn giản chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến nhưng đa số người bệnh không...Bí quyết điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh theo quan điểm của Y học cổ truyền
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự giãn nở của những tĩnh mạch ở...Bệnh sa đì ở nam giới: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
Bệnh sa đì còn được gọi là thoát vị bẹn, sa tinh hoàn là một...Tin tức