Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào cho đúng?

10:22 Ngày 19/05/2020
Hội chứng ống cổ tay có thể biến chứng gây liệt tay, mất khả năng lao động vĩnh viễn. Vậy chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào cho hiệu quả?
Tìm hiểu về hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay hiểu một cách đơn giản là những tổn thương, chèn ép ở dây thần kinh giữa chạy dọc vùng cánh tay, cổ tay và chi phối hoạt động của bàn tay dẫn đến đau nhức vùng bàn tay, khó vận động tay. 
 
Dây thần kinh giữa đảm nhiệm vai trò điều khiển hoạt động ở ngón tay cái, ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón tay đeo nhẫn. Khi hệ thống dây thần kinh này bị chèn ép sẽ dẫn đến bàn tay bị đau, yếu đi, tê nhức tay, khó cầm nắm các vật…
hoi-chung-ong-co-tay-1
Hội chứng ống cổ tay do tổn thương dây thần kinh giữa
 
Nguyên nhân gây nên hội chứng ống cổ tay chủ yếu do di truyền, do cấu trúc xương cổ tay nhỏ hẹp gây chèn ép dây thần kinh, do các bệnh lý về tuyến giáp, thay đổi hormone, tiểu đường… Hội chứng ống cổ tay chủ yếu gặp ở phụ nữ hoặc những người có công việc thường xuyên phải vận động tay lặp đi lặp lại như: lái xe, thợ thủ công, thợ may, công nhân đứng máy…

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay như thế nào?

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay chủ yếu được xác định ở những triệu chứng lâm sàng và phương pháp điện thần kinh, siêu âm đầu dò.
 
- Khám lâm sàng dựa trên dấu hiệu bệnh:
 
+ Đau tay, tê tay, buốt tay thường ở bàn tay và ngón tay.
 
+ Chuột rút ở bàn tay, nhất là ban đêm.
 
+ Mất cảm giác ở các ngón tay, cầm nắm đồ vật rất khó khăn.
 
Bác sĩ có thể kiểm tra vùng cảm giác ở tay bằng cách gập cổ tay hoặc đụng vào bàn tay của bạn để xác định mức độ cảm nhận của bệnh nhân.
 
- Phương pháp siêu âm đầu dò:
 
Bác sĩ chuyên khoa hình ảnh sẽ phát hiện những bất thường về hình thái hệ thần kinh, kích thước dây thần kinh, vị trí dây thần kinh bị chèn ép. Siêu âm đầu dò cũng xác định được một số nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh như khối u. 
 
- Phương pháp điện dây thần kinh:
 
Thực hiện phương pháp này sẽ giúp phát hiện ra những bất thường ở dây thần kinh giữa nếu như tín hiệu dẫn truyền bị chậm hoặc phản ứng yếu.

Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào?

1. Điều trị theo Y học hiện đại

- Điều trị không phẫu thuật:
 
Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nhẹ và phát hiện sớm. Bạn sẽ tư vấn một số giải pháp điều trị như:
 
+ Sử dụng giằng hoặc nẹp ống cổ tay: Cách làm này sẽ giúp bạn không gập cổ tay trong khi ngủ hoặc làm việc vì động tác này sẽ khiến bệnh nặng nề hơn. Giữ cổ tay luôn thẳng trong thời gian dài sẽ giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Tuy nhiên cách làm này rất bất tiện và bạn sẽ khó làm việc, sinh hoạt hàng ngày.
hoi-chung-ong-co-tay-2
Nẹp tay giúp giảm đau cổ tay
 
+ Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Một số loại thuốc thường dùng như:  ibuprofen và naproxen chủ yếu giúp giảm đau và viêm dây thần kinh. Nhưng loại thuốc này không đặc trị hết bệnh và bắt buộc phải dùng đúng liều lượng theo quy định vì chúng gây nhiều tác dụng phụ.
 
+  Thay đổi hoạt động: Bạn nên sửa các hoạt động sử dụng tay mỗi ngày liên tục sẽ giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Nhưng cách làm này rất khó vì những người chủ yếu hoạt động tay mỗi ngày như làm việc với máy tính, lái xe, thợ thủ công… thường mắc bệnh nhiều hơn. Thay đổi những hoạt động thường xuyên này sẽ ảnh hưởng đến công việc.
 
+ Tiêm steroid: Đây là loại thuốc chống viêm và giảm đau mạnh. Loại thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời, không thể chữa bệnh tận gốc.
 
- Điều trị phẫu thuật:
 
Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nặng. Khi bệnh nhân rất đau và liệt cơ tay cần phải phẫu thuật để ngăn ngừa những tổn thương. Biện pháp phẫu thuật bao gồm:
 
+ Cắt dây chằng phía trên của đường hầm cổ tay: Điều này sẽ giúp ống cổ tay có không gian cho dây thần kinh, giảm sự chèn ép dây thần kinh giữa. Phương pháp này sử dụng thuốc tây tê toàn bộ cánh tay và mổ phanh.
 
+ Nội soi đường hầm cổ tay: Đây là phương pháp nội soi, dùng máy đi vào bàn tay và cổ tay của bạn để mở giải phóng ống cổ tay.
 
Phương pháp phẫu thuật có nhiều lợi ích tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Bạn cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể về những nguy cơ gặp phải sau khi phẫu thuật như: đau, sưng vùng khớp tay, thời gian phục hồi rất chậm (thường kéo dài khoảng 1 năm) và phải kết hợp điều trị vật lý trị liệu cho tay để giảm co cứng khớp. Phẫu thuật như vậy vừa tốn kém vừa khiến bạn phải mất nhiều thời gian để phục hồi cho tay.

2. Điều trị theo Y học cổ truyền

Theo quan điểm của Đông y, hội chứng ống cổ tay hình thành được gọi chung là ma mục. Nguyên nhân gây bệnh là do huyết ứ, phong tà xâm nhập dẫn đến bệnh. Trị hội chứng ống cổ tay tận gốc chỉ cần phối kết hợp tăng cường bồi bổ máu, lưu thông máu huyết và bảo vệ sức bền của thành mạch, tĩnh mạch, dùng các thảo dược tác động vào can, thận, tỳ để cơ thể khỏe mạnh chống lại ngoại tà là được. Điều trị theo Đông y có lợi thế là an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ và còn giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể từ bên trong máu huyết.
 
hoi-chung-ong-co-tay-3
Tĩnh mạch linh - Hỗ trợ điều trị hội chứng ống cổ tay
Sản phẩm Tĩnh mạch linh được ra đời dựa trên những quan điểm điều trị bệnh của Y học cổ truyền, ứng dụng các thảo dược tự nhiên đặc trị các bệnh lý về tê bì chân tay trong đó có hội chứng ống cổ tay. Thành phần của Tĩnh mạch linh bao gồm:
 
- Các thảo dược số 1 trong tăng cường bồi bổ máu huyết như: Đan sâm, Xích thược, Bạch truật…
 
- Thảo dược tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu như: Hoa hòe…
 
- Thảo dược số 1 trong trị bệnh lý về xương khớp, giảm nhanh đau nhức, tê mỏi bàn tay như: Thiên niên kiện…
 
Tĩnh mạch linh hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường sức bền thành mạch, từ đó các triệu chứng của tê bì chân tay được cải thiện rõ rệt. 
Tĩnh mạch linh được Bộ Y tế cấp phép ban hành trên toàn quốc.  
Tags: Điều Trị
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào cho đúng?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức