Điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện bằng Tây y hay Đông y hiệu quả hơn?

09:07 Ngày 01/06/2020
Thống kê cho thấy 60% người trưởng thành có thể phải đối mặt với giãn tĩnh mạch mạng nhện. Đây là tình trạng những mạch máu nổi lên ở bắp chân và mặt rất mất thẩm mỹ.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện có nguy hiểm không?
 
Giãn tĩnh mạch mạng nhện là căn bệnh hình thành khi các mạch máu nhỏ nổi lên dưới da chằng chịt như rễ cây hoặc tương tự như mạng nhện. Chúng có màu đỏ, xanh hoặc tím. Các tĩnh mạch này thường rất nhỏ, chỉ khoảng 1 – 2 mm có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường.
gian-tinh-mach-mang-nhen-1
Hình ảnh giãn tĩnh mạch mạng nhện
 
Giãn tĩnh mạch mạng nhện chủ yếu thường gặp ở bắp chân. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ. Nhất là đối với phụ nữ thường có tâm lý tự ti vì tĩnh mạch nổi dưới da. Bệnh không được điều trị cũng có thể dẫn tới suy giãn tĩnh mạch nặng nề hơn, làm tĩnh mạch nổi to hơn và thậm chí có thể biến chứng gây lở loét da.

Nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch mạng nhện?

Hệ thống tĩnh mạch được chia thành tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xiên có vai trò kết nối tĩnh mạch nông và sâu. Tình trạng giãn tĩnh mạch mạng nhện thường xảy ra ở tĩnh mạch nông, do suy van tĩnh mạch.
 
Hệ thống van tĩnh mạch này có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền máu từ các cơ quan khác về tim. Nếu chúng bị hỏng van tĩnh mạch sẽ dẫn đến máu từ chân không quay ngược trở lại tim được gây nên bệnh.
 
Một số yếu tố tác động dẫn đến giãn tĩnh mạch mạng nhện là do:
 
- Yếu tố di truyền.
 
- Người đứng hoặc ngồi quá lâu.
 
- Người vận động ít.
 
- Béo phì, thừa cân.
 
- Phụ nữ mang thai gây áp lực cho thành tĩnh mạch. 
 
Giãn tĩnh mạch mạng nhện là căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới bởi rất nhiều nguyên nhân trên. Do vậy bạn không nên coi thường những dấu hiệu tĩnh mạch nổi lên dưới da, ngay cả khi không gây đau nhức.

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch mạng nhện

Bạn có thể nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch mạng nhện qua một số dấu hiệu điển hình dưới đây:
 
- Tĩnh mạch nổi dưới da như chùm rễ cây hoặc mạng nhện.
 
- Không cảm thấy đau nhưng rất khó chịu.
 
- Bệnh tiến triển nặng sẽ gây ngứa, sưng, rát chân.
 
- Một số người thấy thay đổi màu da chân.
 
Thông thường giãn tĩnh mạch mạng nhện không gây đau đớn cho người bệnh. Khi bệnh nặng nề hơn mới thấy các triệu chứng khác như: ngứa chân, đau chân, lở loét chân. Vì vậy điều trị bệnh càng sớm càng nhanh khỏi và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.

Điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện bằng cách nào?

- Điều trị theo Tây y:
 
+ Đeo vớ chân: Đây là cách đơn giản nhất để điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện. Loại tất chuyên dụng này sẽ nén tĩnh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nhẹ và bạn cũng cần phải đeo liên tục trong thời gian dài mới có hiệu quả.
gian-tinh-mach-mang-nhen-2
Đeo vớ chân giúp cải thiện giãn tĩnh mạch mạng nhện
 
+ Tập thể dục: Các bài tập dành riêng cho vùng chân sẽ giúp cải thiện hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp đem lại hiệu quả tận gốc và chỉ nên coi như một biện pháp phối hợp với các cách điều trị khác.
 
+ Phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch: Tiêm xơ tĩnh mạch có hiệu quả điều trị 80% bệnh của bạn. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm trực tiếp dung dịch vào phần tĩnh mạch bị giãn, các mạch máu sẽ bị phá hủy, xơ cứng và biến mất. Phương pháp này không đem lại hiệu quả hoàn toàn và bắt buộc phải tiến hành siêu âm trước khi thực hiện tiêm xơ. Ngoài ra, tiêm xơ tĩnh mạch còn gây nên một số tác dụng phụ như: ăn mòn da cao. Vì vậy tuyệt đối không được phép tiêm nhầm vào vùng tĩnh mạch khỏe mạnh. Biện pháp này cũng chỉ có hiệu quả sau khoảng 3 – 6 tuần, hầu hết vết tiêm không xuất hiện tĩnh mạch nổi lên nhưng giãn tĩnh mạch mạng nhện có thể nảy sinh ở vùng da khác bên cạnh.
 
+ Biện pháp chiếu laser ngoài da: Tia laser với ánh sáng cường độ mạnh sẽ giúp loại bỏ các tĩnh mạch mạng nhện nhờ tác dụng nhiệt. Lượng nhiệt cao sẽ khiến tĩnh mạch thành mô sẹo, khép lại. Tuy nhiên phương pháp này tác dụng rất chậm, có thể kéo dài cả năm không hết và gây tác dụng phụ là biến đổi màu da, hình thành vẩy trên da.
 
+ Sử dụng laser hoặc sóng cao tần: Đây là phương pháp mới sử dụng dây dẫn nhỏ luồn vào tĩnh mạch để đưa nhiệt của tia laser hoặc sóng cao tầng vào trong. Lượng nhiệt này sẽ khiến tĩnh mạch xẹp xuống. Phương pháp này đem lại hiệu quả khá cao và nhưng tốn kém nhiều chi phí.
 
- Điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện bằng Đông y:
 
Hiện nay phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện bằng Y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn nhất. Lí do là bởi các thảo dược tự nhiên trong Đông y vừa có tác dụng điều trị tận gốc, thúc đẩy lưu thông máu nhanh hơn, hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, vừa không gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Dược liệu trong thiên nhiên vừa tốt vừa có giá thành phù hợp với tất cả mọi người. 
 
Một số thảo dược tốt cho mạch máu thường dùng như: Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Hoàng kỳ, Đương quy… đều được ứng dụng điều trị hàng nghìn năm của Y học cổ truyền, đem lại sự tin cậy cao.
Tĩnh mạch linh - Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ trị giãn tĩnh mạch mạng nhện
 
Sản phẩm Tĩnh mạch linh được bào chế hoàn toàn từ những dược liệu tự nhiên của Đông y, có công dụng:
 
- Hỗ trợ bồi bổ máu huyết.
 
- Tăng cường chức năng tuần hoàn máu.
 
- Giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
 
- Giúp hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch.
 
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm định về chất lượng và cho phép ban hành trên toàn quốc. Bạn có thắc mắc về sản phẩm hãy gọi hotline: 1800.0037 để được tư vấn.
Tags: Điều Trị , Nguyên Nhân , Biến Chứng , Tĩnh mạch , Giãn tĩnh mạch chân
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 0/5
Điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện bằng Tây y hay Đông y hiệu quả hơn?
Điểm trung bình: 0 / 5 (0 lượt đánh giá)
Tin tức