Phù mạch bạch huyết – Biến chứng sau khi điều trị ung thư

09:49 Ngày 21/05/2020
Phù mạch bạch huyết thường gặp ở bệnh nhân đã điều trị ung thư vú, ung thư tinh hoàn, tuyến tiền liệt… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.
Phù mạch bạch huyết là gì?
Phù mạch bạch huyết hình thành do hệ bạch huyết bị tắc nghẽn dẫn đến tích tụ dịch. Bên trong mạch bạch huyết có chứa nhiều tuyến nhỏ để lọc vi khuẩn và các chất có hại ra khỏi dòng bạch huyết. Nhưng nếu như hạch này bị cắt bỏ sẽ dẫn đến dịch ứ đọng trong mạch bạch huyết gây nên tình trạng phù nề.
Phù nề tay - biến chứng của điều trị ung thư vú
 
Phù mạch bạch huyết thường xảy ra ở chân và tay của những bệnh nhân từng trải qua điều trị ung thư vú, bàng quang, tinh hoàn, dương vật… Nguyên nhân là do tác động của phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết và một số loại thuốc đặc trị ung thư gây nên. Tình trạng này có thể xuất hiện sau vài tháng, thậm chí vài năm sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư.

Triệu chứng của phù bạch huyết là gì?

Bệnh nhân mắc phù mạch bạch huyết sẽ có các triệu chứng sau:
 
- Chân tay sưng phù.
 
- Luôn cảm thấy nặng chân, tay.
 
- Khả năng vận động chân, tay rất kém.
 
- Mặc quần áo, đeo nhẫn, đồng hồ luôn cảm thấy chật chội.
 
- Đau và khó chịu ở tay chân.
 
- Da tay chân căng lên, đỏ, rát.
 
- Da cứng dày, không lõm xuống khi bị chèn ép.
 
- Xuất hiện mụn nước, lở loét ở chân tay.
 
Mụn cóc hoặc mụn nước, rỉ dịch.
 
Phù mạch bạch huyết có thể xuất hiện rất đột ngột. Sau khi điều trị ung thư bạn nên thường xuyên kiểm tra chân, tay để sớm phát hiện bệnh và tới gặp bác sĩ để được tư vấn.

Các giai đoạn của phù bạch huyết là gì?

Phân loại giai đoạn của phù mạch bạch huyết cụ thể như sau:
 
- Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn khởi đầu của bệnh. Bạn có thể chưa thấy bất kì triệu chứng nào xuất hiện nhưng tổn thương bên trong mạch bạch huyết đã xảy ra và chỉ phát hiện khi chụp hoặc siêu âm.
 
- Giai đoạn I: Bạn sẽ nhận thấy da bắt đầu có dấu hiệu căng lên nhưng vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
 
- Giai đoạn II: Da của bạn không thể lõm xuống khi bị đè nén, xuất hiện các vết sẹo. Bệnh đã tiến triển nặng nề hơn.
 
- Giai đoạn III: Da cứng hơn, căng hơn và bạn thấy rõ kích thước chân, tay đã lớn hơn, khó mặc quần áo hay cầm nắm đồ vật hơn. Giai đoạn này bệnh đã nặng nề và có thể hình thành những tổn thương da.
Mô phỏng các giai đoạn của phù mạch bạch huyết
 
Phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp hạn chế được những biến chứng của phù mạch bạch huyết và điều trị bệnh dễ dàng hơn.

Kiểm soát và điều trị phù bạch huyết như thế nào?

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh phù mạch bạch huyết cơ bản thường được sử dụng hiện nay:
 
- Dẫn lưu phù bạch huyết bằng tay (MLD): Đây là một dạng massage trị liệu giúp dịch bạch huyết đi vào trong máu để giảm bớt sưng phù. Việc làm này đòi hỏi phải có kĩ thuật MLD cao.
 
- Tập thể dục: Một số bài tập chuyên dụng sẽ giúp cải thiện lưu thông máu ở bạch huyết cho bạn.
 
- Sử dụng băng nén: Các loại băng nén sẽ giúp bạn ngăn ngừa được khả năng thoát dịch và sưng phù. Khuyến cáo bạn nên thay băng 6 tháng/ lần để phù hợp với kích cỡ chân tay.
 
- Chăm sóc da: Chủ yếu bạn nên bôi kem dưỡng da thường xuyên và hạn chế tối đa chấn thương hay nhiễm trùng. Ngay cả vết thương nhỏ như vết cắt ở tay, vùng da cháy nắng do tia UV cũng cần phải đặc biệt chú ý vì sẽ làm bệnh tiến triển nặng nề hơn.
 
- Trị liệu bằng laser liều thấp (LLLT): Phương pháp này thường được ứng dụng cho bệnh nhân phẫu thuật ung thư vú. 
 
- Thuốc: Bạn sẽ được tư vấn dùng thuốc chống nhiễm trùng hoặc giảm đau.

Tĩnh mạch linh – Sản phẩm đồng hành cùng bệnh nhân phù mạch bạch huyết

Phù mạch bạch huyết là một dạng tổn thương của mạch máu. Tĩnh mạch linh được chiết xuất từ những thảo dược tự nhiên với công dụng chính là điều hòa máu huyết, bồi bổ máu và ngăn ngừa những tổn thương của tĩnh mạch.
Tĩnh mạch linh hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính
 
Thành phần của Tĩnh mạch linh giúp hỗ trợ điều trị phù mạch bạch huyết hiệu quả như:
 
- Đan sâm, Đương quy, Xích thược, Hoa hòe: Giúp bệnh nhân phù mạch bạch huyết được lưu thông máu tốt hơn, bồi bổ máu và tăng cường sức bền của thành mạch, hạn chế thương tổn.
 
- Thiên niên kiện: Giúp bạn giảm bớt những cơn đau nhức từ xương khớp, đau nhói, châm chích ở bàn tay, chân.
 
Ngoài việc sử dụng Tĩnh mạch linh mỗi ngày bạn cần phối kết hợp một số biện pháp đơn giản khác như: kiểm soát cân nặng, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, hạn chế những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh để điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
Tags: Điều Trị , Biến Chứng
 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
  • Currently 5/5
Phù mạch bạch huyết – Biến chứng sau khi điều trị ung thư
Điểm trung bình: 5.0 / 5 (1 lượt đánh giá)
Tin tức